Vợ có được cấm chồng gặp con sau ly hôn không ?

Vợ có được cấm chồng gặp con sau ly hôn không ?

Sau ly hôn vì nhiều lý do khác nhau mà người vợ không muốn cho chồng gặp con. Vậy theo quy định pháp luật hiện nay thì người vợ có được quyền cấm người chồng gặp con không? Nếu có thì người vợ cần thực hiện những thủ tục gì?

1. Quyền nuôi con sau ly hôn được giải quyết như thế nào?

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, nguyên tắc ưu tiên là sự thỏa thuận giữa vợ chồng về việc nuôi con nếu không thỏa thuận được có thể nhờ tòa án giải quyết.

Trong trường hợp Tòa án giải quyết, nếu vợ/ chồng chứng minh được mình có đủ khả năng cả về kinh tế, điều kiện chỗ ăn ở, điều kiện chăm sóc con cái, đảm bảo con luôn được chăm sóc tốt hơn đối phương thì có thể sẽ có được quyền nuôi con.

Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên Tòa sẽ cân nhắc cả nguyện vọng muốn chung sống với ai của con.

Con dưới 36 tháng tuổi nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không từ chối nuôi con thì con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

2. Vợ có được cấm chồng gặp con sau ly hôn không?

Theo Điều 94 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về quyền thăm nom con sau khi ly hôn:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Bên cạnh đó, Luật này cũng quy định rõ: sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, đặc biệt là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, tàn tật,…

Chúng ta có thể hiểu đơn giản, quyền thăm nom con sau khi ly hôn là quyền của cha và mẹ, đây là nghĩa vụ về nhân thân, mang tính bắt buộc của bậc làm cha mẹ và không ai được cản trở quyền này mặc dù vợ chồng đã ly hôn.

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình, khi ly hôn, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình (gọi tắt là con) sẽ được giao cho một trong hai vợ, chồng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

Người được trực tiếp giao nuôi con sẽ có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất cho con để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Còn người không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Đặc biệt, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo quy định này, cả hai vợ, chồng đều phải tôn trọng việc nuôi dưỡng con của người được trực tiếp nuôi con và việc chăm sóc con của người không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, người nào không trực tiếp nuôi con phải thực hiện cấp dưỡng theo thỏa thuận của hai vợ, chồng.

Đặc biệt, tuyệt đối không được cản trở nuôi thăm non con của người không trực tiếp nuôi con. Đây là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con.

Do đó, sau khi ly hôn, nếu con được giao cho vợ nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục thì người vợ tuyệt đối không được cấm chồng cũ thăm con.

3. Mức phạt hành chính hành vi cản trở quyền thăm nom con?

Theo phân tích ở trên, việc thăm con sau khi ly hôn là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, người được giao nuôi con cũng không được ngăn cấm, cản trở việc thăm con của người không trực tiếp nuôi con.

Theo Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, việc ngăn cấm không cho chồng cũ, vợ cũ thăm con sau khi ly hôn là một trong các hành vi bạo lực gia đình.

Do đây là hành vi bị cấm nên nếu người nào vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng với người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con trừ trường hợp bị hạn chế theo quyết định của Tòa án.

Như vậy, theo quy định này, nếu vợ cũ không cho chồng cũ thăm con sau khi hai vợ, chồng ly hôn thì có thể bị phạt tiền đến 300.000 đồng.

4. Sau khi ly hôn, trường hợp nào được cấm chồng gặp con?

Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo quy định này, nếu cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nhưng lợi dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có thể bị hạn chế quyền thăm con của người đó.

Cũng theo quy định này, Tòa án chỉ ra quyết định, bản án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con nếu có yêu cầu của người đang trực tiếp nuôi con.

Như vậy, chỉ có 02 trường hợp, vợ cũ được yêu cầu Tòa án hạn chế chồng cũ gặp con gồm:

– Lợi dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.

– Lợi dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con của người được giao trực tiếp nuôi con.

Để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn, người đang trực tiếp nuôi con cần thực hiện theo thủ tục sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con.

– Bản sao quyết định ly hôn.

– Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu.

– Chứng cứ, chứng minh người không trực tiếp nuôi con có hành vi lợi dụng thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết

– Tòa án cấp huyện nơi cha hoặc mẹ cư trú, làm việc (theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

– Tòa án cấp huyện nơi người con cư trú (theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Phí, lệ phí Tòa án là bao nhiêu?

Theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, lệ phí trong trường hợp này được quy định như sau:

– Lệ phí sơ thẩm: 300.000 đồng.

– Lệ phí phúc thẩm: 300.000 đồng.

5. Vợ cũ không cho gặp con sau khi ly hôn, phải làm sao?

Thực tế cho thấy, vợ, chồng khi được giao nuôi con sau khi ly hôn thường có xu hướng ngăn cấm con cái không được gặp người còn lại. Đây là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, khi bị cản trở, người cha, mẹ có thể thực hiện theo các cách sau:

Thỏa thuận

Theo quy định, khi giải quyết tranh chấp, Tòa án trước hết sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên. Do đó, người bị ngăn không cho thăm con có thể thỏa thuận với người còn lại: Phân tích đây là hành vi trái pháp luật, bản thân không hề lợi dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con, tất cả vì lợi ích của con…

Yêu cầu Tòa án giải quyết

Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được, người bị cấm gặp con có thể khởi kiện ra Tòa, yêu cầu người đang được nuôi con phải đảm bảo quyền, nghĩa vụ được thăm con của người không trực tiếp nuôi con.

Đồng thời, yêu cầu người được giao con thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cấm, cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm nom con.

Ngoài ra, nếu có chứng cứ về việc người kia không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty TNHH tư vấn MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0989082888 hoặc gửi qua hộp thư hỗ trợ. chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở 2: Tầng 20, phòng 2004, tòa A2, chung cư HD Mon, Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0989082888
Email: luatmultilaw@gmail.com
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

Thiết kế website bởi VNBack.com