– Xác định lao động của vợ chồng trong gia đình. Kể cả khi vợ hoặc chồng chỉ ở nhà làm công việc nội trợ thì vẫn sẽ được xác định là lao động trong gia đình

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên  có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

–  Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chư thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi chính mình.

– Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản ly hôn thì trong qua trình chia bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

việc chia tài sản sau ly hôn là vấn đề hết sức phức tạp, từ việc chia tài sản chung của vợ chồng đến việc xác định tài sản riêng của các bên trong thời kỳ hôn nhân … Đặc biệt việc giải quyết quan hệ tài sản trong ly hôn có yếu tố nước ngoài còn gặp khó khăn hơn nữa bởi việc xác định khối tài sản khi tài sản đó ở nước ngoài, việc lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp tài sản là bất động sản ở nước ngoài  Do đó, khi giải quyết vấn đề tài sản trong ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam phải kết hợp việc vận dụng các văn bản pháp luật trong nước, điều ước quốc tế, tận quán quốc tế …

Đối với các trường hợp ly hôn có liên quan đến tài sản là bất động sản ở nước ngoài thì việc giải quyết vấn đề tài sản tuân theo pháp luật nơi có tài sản. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không có những điều khoản cụ thể và riêng biệt về quan hệ nhân thân quan hệ tài sản đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài.