Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân?

Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân?

I. Các loại tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân;

– Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân;

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân:

+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình;

+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Lưu ý: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân:

+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiề trợ cấp (từ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng);

+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quyên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

+ Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

– Phần tài sản còn lại trong trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;

– Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng , trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Tài sản trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

II. Các loại tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;

– Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ chồng:

+ Quyền tài sản đối với sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác;

– Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.

III. Tài sản được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền sử dụng đất đối với tài sản tặng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

–  Nếu tài sản đó được tặng cho chung vợ chồng thì tài sản tặng cho là tài sản chung của vợ chồng.

– Tài sản tặng cho là tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tài sản đó được tặng cho riêng vợ hoặc chồng dù là trong thời kỳ hôn nhân.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chông được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Các loại tài sản đây cũng được xác định là tài sản chung vợ chồng:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra

– Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và các thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia sẻ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Trong đó, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng và các thu nhập hợp pháp khác được quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:

+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình

+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình

+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp

+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị đắm chìm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên…

Theo khoản 3 điều 33 Luật Hôn nhân gia đình nếu trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Còn theo khoản 1 điều 40, luật này thì trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức sinh từ tài sản riêng của chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, nếu tài sản mà được tặng cho và đứng tên riêng của vợ hoặc chồng thì tài sản riêng đó là của người đó, ngược lại nếu tài sản cho cả hai vợ chồng thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

IV. Tài sản thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ vào bộ luật dân sự, hiện nay có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó:

– Thừa kế theo di chúc: Người để lại di chúc quyết định người được hưởng thừa kế và ghi nhận trong di chúc. Nếu người để lại di sản muốn để lại di chúc cho hai vợ chồng thì sau khi người này chết, hai vợ chồng sẽ cùng được hưởng nhà đất. Trong trường hợp này, nhà đất được thừa kế chung là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

– Thừa kế theo pháp luật: Di sản được chia cho các đồng thừa kế ở các hàng thừa kế ( hàng thứa kế sau được hưởng di sản khi không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản). Tuy nhiên, không có trường hợp nào cả vợ và chồng đều thuộc một hàng thừa kế.

Do đó, vợ chồng chỉ được hưởng thừa kế chung trong trường hợp di sản được chia theo di chúc và trong di chúc cho phép cả vợ và chồng đều được hưởng di sản thừa kế. Đồng nghĩa, chỉ trường hợp cùng hưởng thừa kế theo di chúc thì tài sản nhà đất được hưởng mới là tài sản chung vợ chồng.

Như vây, căn cứ vào việc nhà đất do vợ chồng nhận thừa kế chung (chỉ mình trường hợp nhận thừa kế theo di chúc) hay vợ chồng nhận thừa kế riêng để xác định tài sản này là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty TNHH tư vấn MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0989082888 hoặc gửi qua hộp thư hỗ trợ. chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở 2: Tầng 20, phòng 2004, tòa A2, chung cư HD Mon, Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0989082888
Email: luatmultilaw@gmail.com
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

Thiết kế website bởi VNBack.com