Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ

Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ? Chia tài sản khi không có di chúc?

Thế nào là một di chúc không hợp lệ ? Không có di chúc thì chia tài sản thừa kế như thế nào ? Hướng dẫn phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật ? … và một số vướng mắc khác liên quan đến phân chia tài sản thừa kế sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

I. Di chúc không hợp lệ chia tài sản thừa kế như thế nào 

1. Di chúc không có chữ ký của người lập di chúc có hiệu lực pháp luật không ?

Tại Điều 628 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các loại di cức bằng văn bản như sau:

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Tại Điều 633 và Điều 634 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp di chúc bằng văn bản có người làm chứng và không có người làm chứng đều quy định là phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Điều 633 quy định “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.” và Điều 634 cũng quy định:

“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.”

2. Ba gian nhà thờ đã thờ 5 đời có được để lại thờ cúng không hay phải chia cho các đồng thừa kế ?

Theo quy định của pháp luật về di sản thừa kế thì 3 gian nhà thờ đã thờ 5 đời này nếu ba mẹ bạn được bàn giao lại để trông coi thờ cũng thì sẽ phải giữ nguyên để thờ. Nghĩa là ông bà bạn trước khi mất bàn giao lại cho ba mẹ bạn và có nói rõ là nhà này là để thờ cúng tổ tiên, không cho với mục đích thừa kế mà là để các đời sau thay nhau thờ cúng và đây là tài sản chung của các đồng thừa kế không được phép chia thừa kế hay trao đổi mua bán.

Trong trường hợp ba mẹ bạn được thừa kế 3 gian nhà thờ này thì bây giờ ba mẹ bạn mất mà không để lại di chúc bàn giao việc trông coi thì ngôi nhà này được coi là tài sản để chia thừa kế và buộc phải chia cho các đồng thừa kế.

3. Theo luật thừa kế thì tôi và chị gái tôi được hưởng như thế nào ?

Theo quy định về thừa kế theo pháp luật thì bạn và hai chị gái bạn sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật ngang nhau về tài sản ba mẹ bạn để lại. Trong trường hợp này mẹ bạn đã mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa thừa kế để lại của mẹ bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm có ông bà ngoại bạn, bạn, hai chị gái bạn và bố bạn. Như vậy bạn và hai chị của bạn sẽ được hưởng bằng nhau phần tài sản của mẹ bạn.

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

4. Mẹ kế và đứa con chung được hưởng những gì ?

Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì mẹ kế của bạn sẽ được hưởng một nửa tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân với bố bạn. Còn khi bố bạn mất thì mẹ kế và đứa con chung mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản thừa kế của bố bạn để lại bằng với phần của bạn và hai chị gái của bạn theo quy định về hàng thừa kế thứ nhất.

II. Phân chia di sản thừa kế khi không hợp lệ và không có di chúc:

Theo Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ”.

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Điều 109 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

“1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý”

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

III. Không có sự đồng ý của tất cả người thừa kế thì chia thừa kế thế nào:

Theo khoản 1 điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.”

Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Tại khoản 1 Điều 650 BLDS quy định như sau:

“Theo khoản 1 điều 650 BLDS:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

IV. Chia di sản thừa kế không hợp lệ và không có di chúc như thế nào?

Điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

Như vậy, trong trường hợp này, phần di sản mà người nhà bạn để lại là quyền sử dụng đất sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 650 và Điều 651 BLDS 2015 quy định:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty TNHH tư vấn MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0989082888 hoặc gửi qua hộp thư hỗ trợ. chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở 2: Tầng 20, phòng 2004, tòa A2, chung cư HD Mon, Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0989082888
Email: luatmultilaw@gmail.com
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

Thiết kế website bởi VNBack.com