Mẫu đơn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con

Mẫu đơn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con hiện chưa không được quy định tại văn bản pháp luật. Tuy nhiên nội dung và hình thức phải đảm bảo các điều kiện chung tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.Trong bài viết này, chúng tôi hy vọng có thể phần nào trang bị cho Quý độc giả cách  soạn thảo đơn cũng như các quy định pháp luật liên quan.

Mẫu đơn khởi kiện gồm những nội dung gì

Như đã đề cập, hiện không có quy định chi tiết về việc viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con. Thông thường, trong đơn bao gồm những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).

Cách viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

Khi tiến hành khởi kiện, trong đơn Quý khách cần chú ý:

  • Ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú: Điền tên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú.
  • Thông tin của người khởi kiện. Ghi rõ tên, địa chỉ và nơi làm việc của nguyên đơn.  Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ
  • Thông tin của người bị khởi kiện: Cách ghi tương tự như trên
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện. Cụ thể, tóm tắt nội dung vụ việc: hai vợ chồng đã ly hôn tại Bản án nào, lý do làm đơn.
  • Liệt kê đầy đủ danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).
  • Cam kết của người làm đơn về tính trung thực và chịu trách nhiệm nếu cung cấp thông tin sai sự thật. Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên.

Trình tự, thủ tục cần lưu ý

Thủ tục tiến hành khởi kiện được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

  • Hồ sơ khởi kiện
  • Đơn khởi kiện (mẫu đơn khởi kiện);
  • Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;
  • Giấy khai sinh của con (bản sao);
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);
  • Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.

Thủ tục khởi kiện

Trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận, việc ai là người nuôi con được Tòa án can thiệp khi xét đến các điều kiện sau:

  • Điều kiện về chủ thể (Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình 2014)
  • Điều kiện về vật chất
  • Điều kiện về tinh thần

Trình tự khởi kiện được tóm tắt thành các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bước 2: Nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí nếu Tòa án thụ lý đơn

Bước 3: Tòa án tiến hành mở phiên tòa. Nếu không đồng ý với phán quyết, các bên có thể tiến hành kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại (Điều 203 BLTTDS 2015).

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty TNHH tư vấn MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0989082888 hoặc gửi qua hộp thư hỗ trợ. chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở 2: Tầng 20, phòng 2004, tòa A2, chung cư HD Mon, Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0989082888
Email: luatmultilaw@gmail.com
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

Thiết kế website bởi VNBack.com