Ly hôn không đủ giấy tờ? Thủ tục ly hôn đơn phương?

I. Thủ tục ly hôn đơn phương khi vợ giữ toàn bộ giấy tờ? Quyền nuôi con khi ly hôn?

1. Ly hôn không đủ giấy tờ có được không? Vợ giữ toàn bộ giấy tờ có ly hôn đơn phương được không?

Vợ hoặc chồng được quyền làm đơn đơn phương ly hôn trừ trường hợp bạn không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Hồ sơ ly hôn, gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)

– Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của vợ bạn.

Tuy nhiên trong trường hợp của bạn thì mọi giấy tờ kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của các con đều do vợ của bạn nắm giữ thì bạn có thể làm như sau:

+ Về hộ khẩu: Liên hệ với công an cấp phường, xã nơi bạn thường trú nhờ nơi đây xác nhận rằng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.

+ Về hôn thú: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp trích lục bản sao từ sổ gốc.

+ Về khai sinh: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin cấp bản sao.

Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, bạn có thể nói rõ về chuyện vợ cầm hết giấy tờ và bạn muốn ly hôn nhưng vợ bạn không đồng ý cho các cơ quan chức năng, kể cả tòa án biết để các cơ quan này nhiệt tình giúp đỡ bạn. Khi nộp đơn cho tòa án, nếu vẫn thiếu giấy tờ nào đó theo yêu cầu của tòa án mà bạn không thể bổ sung được thì bạn cứ xin tòa nhận đơn, trong quá trình thụ lý và giải quyết tòa án sẽ yêu cầu vợ bạn bổ sung sau.

II. Về án phí ly hôn được quy định cụ thể theo pháp luật

Căn cứ theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì:

– Án phí dân sự sơ thẩm (án phí khi đi nộp đơn) là 300.000 đồng (nếu không tranh chấp về tài sản).

– Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự (tranh chấp tài sản) có mức phí như sau:

1 Án phí dân sự sơ thẩm (khi ly hôn) Mức án phí phải nộp
1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượtquá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Theo theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khi các bên thuận tình ly hôn thì các bên có thể lựa chọn toà án nơi một trong hai bên đang cư trú.

Về Hồ sơ, thủ tục ly hôn đồng thuận được quy định như sau:

– Hồ sơ ly hôn, gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Theo mẫu của từng Tòa)

Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của một trong hai bên.

Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về căn cứ cho ly hôn như sau: Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

III. Về nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng

Dựa trên quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì tài sản của vơ chồng được chia theo nguyên tắc:

– Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

– Về phần thanh toán các khoản nợ có nghĩa vụ của vợ chồng sẽ do cả hai thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ yêu cầu tòa án giải quyết.

Như vậy, trường hợp về khoản nợ mà hai vợ chồng đang thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại ngân hàng sẽ do hai bạn thỏa thuận với nhau (cùng nhau trả hoặc một trong hai người có trách nhiệm trả nợ nhưng theo đó bên kia sẽ thực hiện một nghĩa vụ nào khác…). Trường hợp nếu hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

IV. Phân định quyền nuôi con khi tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương?

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì để được quyền nuôi con, có hai cách để giải quyết như sau:

Thứ nhất: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con và người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thứ hai: Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con.

Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

Cụ thể, Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên 03 phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng bạn:

Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập,…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Ngoài ra, Tòa án còn xác định dựa trên cơ sở nguyện vọng của con. Tuy nhiên việc xác định này chỉ áp dụng đối với con từ đủ 9 tuổi trở lên. Trong trường hợp của bạn, con của bạn mới 4 tuổi nên Tòa án sẽ không lấy ý kiến về nguyện vọng của con muốn ở với ai mà Tòa án sẽ xem xét trên hai điều kiện như chúng tôi vừa nói trên.

Về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn, theo quy định tại Điều 203 Bộ tố tụng dân sự năm 2015 là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng . Thời hạn Tòa án mở phiên tòa sẽ từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

V. Tư vấn về điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định pháp luật. Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của hai vợ chồng về việc ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Theo đó:

Thứ nhất, về điều kiện của chồng bạn: Có lương ổn định nhưng không có thời gian chăm sóc, dành tình cảm cho con.

Thứ hai, điều kiện của bạn là có thời gian chăm sóc cho con chu đáo nhưng không có việc làm, không có thu nhập ổn định.

Xét về điều kiện của hai bên cũng như độ tuổi của con thì khả năng giành quyền nuôi con là ngang nhau. Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được rằng con ở với mẹ sẽ có điều kiện tốt hơn ở với bố và bạn có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con, bảo đảm cho con được các điều kiện về vật chất cũng như tinh thần. Muốn vậy, trước hết, bạn phải nhanh chóng tìm được việc làm, có thu nhập ổn định và thu nhập đó phải đảm bảo được cuộc sống cho cả hai mẹ con.

Thứ ba, nếu vợ chồng bạn đã sống chung với nhau và có con trước khi đăng ký kết hôn thì thời gian chăm sóc con tính từ thời điểm con được sinh ra. Đây là căn cứ chứng minh rằng ai là người luôn chăm sóc cho con về mặt tinh thần tốt hơn.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty TNHH tư vấn MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0989082888 hoặc gửi qua hộp thư hỗ trợ. chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở 2: Tầng 20, phòng 2004, tòa A2, chung cư HD Mon, Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0989082888
Email: luatmultilaw@gmail.com
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

Thiết kế website bởi VNBack.com