Điều kiện và xử lý tình trạng mang thai vì mục đích thương mại?

Mang thai hộ là gì? Điều kiện và xử lý tình trạng mang thai vì mục đích thương mại?

I. Điều kiện mang thai hộ, mang thai hộ là gì?

Hiện nay khái niệm mang thai hộ đang được nhắc đến một cách khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt chính xác về khái niệm này đôi khi có sự nhầm lẫn với thuật ngữ “đẻ thuê” .

Căn cứ theo điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014, mang thai hộ được hiểu dưới 2 hình thức  đó là mang thai hộ vì mục đích nhân tạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại .

Khoản 22 điều 3 luật hôn nhân và gia đình giải thích về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

” Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vự chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trung của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”

Theo khoản 23 điều 3 luật hôn nhân và Gia đình, mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại

Hiện nay rất nhiều người đang có sự nhầm lẫn giữa đẻ thuê và mang thai hộ. Vậy ” đẻ thuê ” là gì?  ” Đẻ thuê ” là từ được dùng để chỉ việc thuê một người phụ nữ để mang thai và sinh con thay cho người khác sau đó trao lại đứa trẻ cho bên thuê để nhận về một khoản tiền hoặc một khoản lợi ích vật chất nhất định. Đẻ thuê hiện nay được thực hiện dưới 02 hình thức phổ biến đó là dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để người đẻ thuê mang thai hộ hoặc người chông của bên thuê thực hiện ” quan hệ trực tiếp” với bên được thuê để có thai.

khác với đẻ thuê, mang thai hộ là dùng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong quá trình thụ thai. Ngoài ra để thực hiện mang thai  hộ vì mục đích nhân đạo cả bên mang thai và bên nhờ mang thai phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mà chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở phần sau

II. Điều kiện mang thai hộ

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khác với đẻ thuê là nó phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật . Điều kiện mang thai hộ được quy định trong điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

1. Việc mang thai hộ trên cơ sở tự nguyện

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được thành lập bằng văn bản.

Đây là điều kiện quan trọng bởi lẽ tránh tình trạng người mang thai hộ bị ép buộc, đe dọa hoặc bị lừa dối … để thực hiện hành vi mang thai hộ chứ không phải xuất phát từ tinh thân tự nguyện muốn mang thai hộ để giúp đỡ vợ chồng bên nhờ mang thai hộ. Đây là điều khoản nhằm bảo vệ người mang thai hộ tránh bị cưỡng ép lừa dối.

2. Điều kiện cụ thể

Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

– có giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; đây là điều kiện bắt buộc để có thể khẳng định rằng cặp vợ chồng này không thể sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật sinh sản chứ không phải là một vấn đề khác mà người vợ không muốn sinh con.

– vợ chồng đang không có con chung;

– đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây

– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; điều này có thể hiều là chị em  của người vợ hoặc người chồng nhờ mang thai hộ mới có quyền thực hiện hành vi mang thai hộ còn những người dưới hàng như là cháu hay là trên hàng như là cô dì thì không thể thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cho vợ chồng nhờ mang thai hộ được.

– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần : Nghĩa là người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo này đã từng sinh con và chưa thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo lần nào, đây là lần đầu họ thực hiện, bởi mỗi người chỉ được thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo duy nhất một lần trong đời.

– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ: Độ tuổi là yếu tố khá quan trọng trong việc thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân tạo, những người thực hiện hành vi này phải nằm trong độ tuổi nhất định và đảm bảo các điều kiện về sức khỏe để thực hiện mang thai hộ. Tránh trường hợp còn quá nhỏ hoặc lớn tuổi mang thai hộ, như vậy sẽ ảnh hướng đến sức khỏe và tính mạng của người mang thai hộ. Một phân cũng đảm bảo cho đứa trẻ sinh ra một cách an toàn và khỏe mạnh nhất.

-Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng: Thể hiện sự tôn trọng người chồng, cần có sự đồng ý của người chồng , tôn trọng vợ chồng trong hôn nhân.

– Đã được tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý: Khi thực hiện mang thai hộ, người mang thai hộ phải được tư vấn cụ thể về ý tế sức khỏe , pháp luật và tâm lý tránh tình trạng người mang thai hộ không nắm bắt hết được các vấn đề cần thiết về chăm sóc sức khỏe hay là những vấn đề pháp lý cần quan tâm.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ y tế cấp phép thực hiện kỹ thuật này;

+ Tổng sổ chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kì mỗi năm trong 02 năm

Căn cứ khoản 3 điều 1 Nghị định 98/2016/ NĐ-CP.

Như vậy, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có nhiều yêu cầu phức tạp và khó khăn hơn nên việc mang thai hộ vì mục đích thương mại hay đẻ thuê đều là bất hợp pháp thì cũng được rất nhiều lựa chọn hình thức này để có con thay vì chọn hình thức được pháp luật công nhận đó là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

III. Xử lý tình trạng đẻ thuê và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Như chúng ta đều đã biết hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ công nhận duy nhất hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cho nên các hình thức như đẻ thuê và mang thai hộ vì mục đích thương mại đều là những hành vi trái pháp luật.

Tuy nhiên pháp luật nước ta chưa quy định các hình thức xử phạt đối với tình trạng đẻ thuê. Mặc dù đây là hành vi sai trai, mang tính chất mua bán nhưng pháp luật lại chưa có quy định xử lý. Đây có thể được xem là một hạn chế trong pháp luật Việt Nam . Mặc khác các hành vi đẻ thuê này thông thường sẽ được trá hình dưới một hình thức khác đó là nhận nuôi con nuôi. Rất nhiều cặp vợ chồng không thể có con đã xử dụng hình thức này để có con. Đứa con sau khi được sinh ra sẽ được nhận nuôi làm con nuôi, hoặc thực hiện thủ tục nhận lại con. Cho nên việc xử lý tình trạng đẻ thuê vô cùng khó khăn và cũng vì thế mà hạn chế trong việc pháp luật chưa quy định xử lý cho nên tình trạng này được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để có con. Nó tồn tại nhiều ưu điểm đó là đỡ tốn kém, con sinh ra được đảm bảo hơn.. và không bị xử lý.

Một hình thức tiếp theo đó là hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hiện nay pháp luật có quy định về hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại tuy nhiên pháp luật mới chỉ công nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chứ không công nhận mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị xử lý hình sự với  người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại căn cứ tại điều 187 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể như sau:

1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng , phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức:

d) Tái phạm nguy hiểm;

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy mức hình phạt cao nhất giành cho người tổ chức hoạt động mang thai hộ có thể lên đến 200.000.000 đồng hoặc 05 năm tù.

Vậy trên đây là hình phạt giành cho người tổ chức hoạt động mang thai hộ vì mục đích thương mại vậy còn người mang thai hộ và bên cần người mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt như thế nào?

căn cứ theo điều 60  Nghị định 82/2020/ NĐ- CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:

– Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại

– Người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp do có được từ hành vi vi phạm.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một hành vi đẹp, nhằm giúp các cặp vợ chồng đã dùng các biện pháp nhưng không thể có con để có con, đây là quy định mang tính nhân văn nhân đạo của pháp luật Việt Nam . Tuy nhiên pháp luật nước ta cần quy định chặt chẽ hơn về vấn đề xử lý các hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại hay là các hành vi đẻ thuê.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty TNHH tư vấn MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0989082888 hoặc gửi qua hộp thư hỗ trợ. chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở 2: Tầng 20, phòng 2004, tòa A2, chung cư HD Mon, Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0989082888
Email: luatmultilaw@gmail.com
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

Thiết kế website bởi VNBack.com