Chia di sản thừa kế. Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế theo luật ?

Khi phát sinh tranh chấp, sẽ không có gì tốt hơn nếu các bên cùng nhau giải quyết tranh chấp tài sản ổn thỏa các mâu thuẫn, bất đồng để đi đến một điểm chung, dung hòa lợi ích cho tất cả luật sư uy tín

I. Hướng dẫn chia di sản thừa kế?

Điều 658 Bộ luật Dân sự quy định các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.

II. Đòi lại quyền sử dụng đất sau khi đã khai nhận di sản thừa kế ?

Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:

Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

III. Thủ tục, phí thừa kế đất đai ?

Trong trường hợp nhất định, trước hết người nhà của bạn cần làm một hợp đồng tặng cho và công chứng tại văn phòng công chứng.

Thứ hai, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân. Hồ sơ kê khai gồm các giấy tờ sau:

– 02 tờ khai lệ phí trước bạ do bên mua ký;

– 02 tờ khai thuế thu nhập cá nhân do bên bán ký (riêng trường hợp tặng cho cần chuẩn bị 04 bản);

– Bản chính hợp đồng tặng cho nhà, đất đã được công chứng;

– 01 bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

– 01 bản sao có chứng thực CMND + Sổ hộ khẩu của cả 2 bên;

– Ngoài ra trường hợp này của bạn cần cung cấp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Thứ ba, người nhà và bạn cần làm hồ sơ sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

– Đơn đề nghị đăng ký biến động

– Hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng tặng cho hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc).

– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng.

Lệ phí sang tên sổ đỏ gồm lệ phí địa chính là 15.000 đồng/trường hợp; lệ phí thẩm định tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp). Sau khi nộp đủ lệ phí sẽ được nhận sổ đỏ.

IV. Chia tài sản thừa kế và giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế là đất đai ?

Pháp luật Dân sự quy định thời hiệu chia di sản thừa kế để giải quyết tranh chấp tài sản như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Do người nhà của bạn mất mà không để lại di chúc, do đó, theo quy định của pháp luật thì phần di sản của bà sẽ được chia theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty TNHH tư vấn MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0989082888 hoặc gửi qua hộp thư hỗ trợ. chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở 2: Tầng 20, phòng 2004, tòa A2, chung cư HD Mon, Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0989082888
Email: luatmultilaw@gmail.com
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

Thiết kế website bởi VNBack.com