Ai sẽ có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn?

I. Ai sẽ có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn?

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định như sau:

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, để được quyền nuôi con có hai cách để giải quyết:

Thứ nhất: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để vợ là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc cháu.

Thứ hai: Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì vợ/chồng có thể yêu cầu Tòa án cho vợ/chồng là người được trực tiếp nuôi con vì bé mới 2 tuổi, tuy nhiên, Tòa án còn phải xem xét các yếu tố khác. Cụ thể, tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng sau khi ly hôn.

II. Ai sẽ nuôi con sau ly hôn?

Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì:

Về nguyên tắc, theo khoản 3 Điều 81, con được 14 tháng tuổi, tức là dưới 36 tháng tuổi nên được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, nếu trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận hoặc giao người cha hay người khác đáp ứng đủ điều kiện để chăm sóc conVì vậy, nếu chứng minh được vợ/chồng không đủ điều kiện về vật chất, cũng như tinh thần và chứng minh người còn lại đủ khả năng chăm sóc cháu thì vợ/chồng có thể được tòa án ra quyết định giao con.

Như vậy, để giành được quyền nuôi con, vợ/chồng cần cung cấp cho Tòa án những căn cứ chứng minh một trong hai người không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (như thu nhập của vợ, nơi ở của vợ, điều kiện nơi sinh sống, tình cảm của vợ/chồng dành cho con, trình độ văn hóa, cách giáo dục của vợ đối với con…). Đồng thời, cung cấp cho Tòa án những căn cứ chứng minh điều kiện vật chất (nghề nghiệp, thu nhập, nơi ăn ở…) và tình cảm yêu thương, thời gian giành cho con, văn hóa, cách giáo dục con… Sau đó, Tòa án sẽ căn cứ vào những thông tin trên và ra quyết định cuối cùng.

III. Chồng có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu xảy ra việc ly hôn?

Trường hợp vợ/chồng không thỏa thuận được về quyền nuôi con thì vợ/chồng cần khởi kiện ra tòa để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Theo quy định của khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Mọi thông tin hồ sơ giấy tờ vui lòng gửi về văn phòng công ty TNHH tư vấn MULTI LAW tại Hà Nội.
Bạn hãy nhấc máy và gọi điện đến 0989082888 hoặc gửi qua hộp thư hỗ trợ. chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề và thủ tục mà bạn đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp bởi đoàn Luật Sư Tp. Hà Nội.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN MULTI LAW
Trụ sở 1: Tầng 5, Số 1, Phố Đỗ Hành, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở 2: Tầng 20, phòng 2004, tòa A2, chung cư HD Mon, Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0989082888
Email: luatmultilaw@gmail.com
Xem thêm: thủ tục ly hôn, ly hôn trọn gói, Ly hôn đơn phương trọn gói, Ly hôn thuận tình trọn gói, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, Tranh chấp tài sản khi ly hôn, công ty luật uy tín tại Hà Nội.

Thiết kế website bởi VNBack.com